LUẬT SƯ TRONG ĐẠI ĐỊCH… !

Hướng đến một nền tư pháp dân chủ-công bằng, khi mà giá trị quyền con người được tôn vinh là đích đến của toàn bộ hệ thống tư pháp thì hoạt động của nghề Luật sư với sứ mệnh bảo vệ công lý, công bằng xã hội, bảo vệ sự trong sáng pháp luật, quyền lợi ích hợp pháp của công dân được coi là một đại lượng để đánh giá uy tín và chất lượng của hoạt động tư pháp Nhà nước.

Luật sư là một chức danh tư pháp độc lập, chỉ những người có đủ điều kiện hành nghề luật chuyên nghiệp theo quy định của pháp luật mới được xem là luật sư. Nghề luật sư không giống như những ngành nghề bình thường khác vì ngoài những yêu cầu về kiến thức và trình độ chuyên môn thì luật sư còn phải tuân thủ theo quy chế đạo đức nghề nghiệp, nét đặc thù này tác động sâu sắc đến kỹ năng hành nghề, kỹ năng giải quyết tranh chấp, đặc biệt là kỹ năng tranh tụng của luật sư.
Về tính chất, hoạt động nghề nghiệp của luật sư bao gồm ba tính chất: trợ giúp, hướng dẫn và phản biện.

Nghề luật sư có những nét văn hóa riêng, mỗi luật sư phải có nhìn nhận đúng mực về nét văn hóa tư pháp nói chung và phong cách văn hóa nói riêng. Muốn làm được điều này, người làm luật sư phải thực sự yêu nghề và có trách nghiệm phát huy, duy trì những điểm sáng của nghề, phải có ý thức giữ gìn đạo đức, phẩm giá của mình và phải tạo được vị thế, chỗ đứng vững chắc cho mình trong xã hội từ đó mới giúp ích được cho mọi người.

Xuất phát từ tính chất, đặc thù của nghề luật sư, nó đòi hỏi luật sư ngoài các phẩm chất chung là Chân, Thiện, Mỹ – Tình, Lý, Pháp luật sư còn phải là người có khối óc thông minh, tấm lòng trong sáng, dũng cảm, biết lấy pháp luật và đạo đức xã hội làm cơ sở hoạt động mới xứng đáng với sự tin cậy và tôn vinh của xã hội.

Ở Việt Nam hiện nay, nghề luật sư đang dần được khẳng định là một bộ phận quan trọng không thể tách rời trong đời sống xã hội. Minh chứng cụ thể, hiện nay trong đại dịch khi mà mọi người, mọi nhà đang phải cách ly, mọi hoạt động đang tạm đình chỉ thì luật sư vẫn được nhà nước yêu cầu hoạt động với tư cách là một bộ phận không thể tách rời song hành cùng các cơ quan, tổ chức, các đơn vị cung cấp nhu cầu thiết yếu, các đơn vị chăm sóc sức khỏe người dân…

Bất cứ thời đại nào, trong đại họa thường có cơ hội để vươn lên. Hãy chọn cho mình hướng đi, cách làm phù hợp, đó như là một cơ hội tạo nên sự đột phá cho mình trong tương lai. Hãy chọn những hình thức hoạt động phù hợp, hiệu quả và hãy làm hết mình để bứt phá vươn lên chứ đừng rụt cổ như những chú rùa tội nghiệp luôn tìm cách trú ẩn khi gặp sự cố. Trong đại dịch, hãy dũng cảm, dám làm, dám dấn thân vì công bằng, lẽ phải. Hãy là những chiến binh trên mặt trận chống giặc dịch, giặc nội xâm để bảo vệ lẽ phải, bảo vệ người dân, người yếu thế…

Gốc rễ tạo nên “hoa trái”; đằng sau nụ cười thường là “nước mắt”. Vậy nên, đừng dành thời gian cho những người không có giá trị.

Nếu ai đó có ghét bạn, mắng chửi bạn tham công tiếc việc vào giai đoạn này, bạn hãy bình tĩnh nghe và mỉn cười với họ đó mới là “cao nhân”. Cuộc sống là để “làm đúng” và để “sống đúng” ko cần phải giải thích…

Trong cuộc sống, hiếm khi (nhưng không phải không có) bạn gặp được những người đặc biệt, người ấy sẽ phá vỡ những nguyên tắc, thay đổi thói quen, đến và đứng cạnh bạn, bảo vệ cho bạn, hợp tác cùng bạn và trở thành ngoại lệ của bạn. Trong sa cơ hoặc trong địch hoạn bạn mới biết mình là ai?.

Dù cho mọi việc có đi đến đâu, khi đã nhận lời… Tôi sẽ luôn bên cạnh bạn bởi những ngoại lệ đó !

Tags: , , , ,